Đền thờ họ Phùng, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội - Thờ danh nhân Phùng Đình Nghĩa và phu nhân
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH
I. TÊN
GỌI.
Thôn Đông Viên,
Xã Hữu Văn – Chương Mỹ - TP Hà Nội có một di tích cổ, được xây dựng trên thế đất cao ráo ở trung tâm thôn để thờ
vị Thủy tổ của Họ Phùng Xuân (Đình) làng Hữu Văn. Từ lâu di tích đã là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
của họ Phùng Xuân - một dòng họ có số lượng chiếm đa số trọng cộng đồng dân cư nơi đây. Di tích được mang tên Nhà
thờ Danh nhân Phùng Đình Nghĩa hay được gọi với tên khác là đền thờ Họ Phùng, tên chữ “Phùng tộc từ
đường”.
II. ĐỊA ĐIỂM
PHÂN BỐ - ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH.
1. Địa điểm
phân bố.
Theo tên sách
làng xã Việt Nam viết đầu thế kỷ XIX do viện Hán Nôm dịch và xuất bản năm 1996 thì Hữu Văn là xã thuộc Tổng Mỹ
Lương – huyện Chương Đức – Phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam Thượng. Xã Hữu Văn xưa là xã Mỹ Lương An gồm tổng thể của
hai xã Hoàng Văn Thụ và Hữu Na. Sau khi hòa bình lập lại đơn vị hành chính xã Mỹ Lương An được tách ra thành xã
Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn. Nhà thờ danh nhân Phùng Đình Nghĩa thuộc về thôn Đông Viên của xã Hữu
Văn.
Địa giới hành
chính xã Hữu Văn: Phía Đông giáp xã Mỹ Lương, Tây giáp Hoàng Văn Thụ, phía Nam giáp xã Trần Phú, phía Bắc giáp xã
Tốt Động.
2. Đường đến
khu di tích.
Nhà thờ họ
Phùng cách thị xã Hà Đông chừng 18km về phía Tây Nam. Từ thị xã Hà Đông theo đường QL6 chúng ta tới huyện lị
Chương Mỹ. Rẽ trái qua ngã ba Chúc Sơn đến đường nội thị Yên Sơn đi khoảng 1200m rẽ phải theo đường huyện lộ
(Nguyễn Anh Trỗi) đi Miếu Môn, trong khoảng 8km thì đến địa phận xã Hữu Văn. Gặp thôn Đông Viên ở bên trái đường,
đến giữa thôn có đường bê tông và biển chỉ dẫn vào khu di tích “Phùng tộc từ đường”
Đường đi tương
đối thuận lợi cho mọi phương tiện giao thông đường bộ.
III. LOẠI HÌNH
DI TÍCH
Nhà thờ Tuần
phủ, Nha thọ úy, giám sát nhị sứ Văn thọ nam Phùng Đình Nghĩa ở xã Hữu Văn-Chương Mỹ-Hà Nội là nơi thờ tự ông và
phu nhân là bà Nguyễn Quý Thị. Đây là một công trình ghi lại dấu ấn của truyền thống thờ phụng tổ tiên, đạo lý
uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Xét về mặt giá trị văn hóa của di tích thì: Di tích đã được UBND Tỉnh
Hà Tây công nhận là di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số: 546/QĐ-UB ngày 20 tháng 5 năm 2004 của UBND Tỉnh
Hà Tây V/v Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và được coi là “DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT DẠNG NHÀ THỜ DANH
NHÂN”
PHẦN
II: KIẾN TRÚC NHÀ THỜ
I. KHẢO TẢ DI TÍCH
1. Sơ lược di
tích.
Nhà thờ danh
nhân Phùng Đình Nghĩa là một di tích lâu đời có niên đại hàng trăm năm, nằm ở Phía Đông thôn Đông Viên. Mặt trước
chính điện nhìn về hướng Đông Đông Nam. Bố cục kiến trúc chính theo kiểu chữ Nhất gồm các hạng mục công trình
tiêu biểu: Hậu đường, Thêu hương, Tả Mạc, Hữu Mạc, Sân, và hệ thống cửa Nghi Môn.
2. Các hạng mục
chính.
a. Nghi
môn:
Từ ngoài đi vào ta bắt gặp nghi môn của Nhà thờ được xây dựng bằng vôi vữa theo kiểu tam quan, trồng diêm hai tầng, tám mái đao cong, lối đi chính được làm ở giữa to hơn, hai bên là hai cổng pháo làm nhỏ và hẹp hơn. Ngăn cách giữa mái trên và mái dưới của nghi môn chính là một bức tường ngăn. Trên bức tường này có ghi bốn chữ hán “Phùng tộc từ đường” trên thân các cột của nghi môn có ghi các câu đối chữ hán với nội dung ca ngợi công trạng, dòng dõi và cảnh đẹp của nhà thờ.
b. Khuôn viên
di tích:
Bước qua cửa
nghi môn là toàn bộ khuôn viên của di tích. Phóng tầm mắt qua khoảng sân rộng là một hạng mục công trình kiến
trúc cổ bề thế với những nét cong mềm mại, nhẹ nhàng. Buổi sáng khi mặt trời vừa lên những tia nắng lấp lánh trên
đầu đao của thêu hương hòa quyện cùng tiếng chim ríu rít, rộn ràng tạo cho chúng ta một cảm giác xốn sang khó tả.
Chiều về mùi hương hòa cùng khói lam chiều làm lên một không gian tĩnh mịch, thanh tịnh của làng quê khi đó toàn
bộ khu di tích trông thật lộng lẫy, uy nghi đến lạ kỳ.
c. Thêu
hương:
Một biến thể
dạng Phương Đình là một công trình kiến trúc bằng gỗ có hình vuông. Nhìn từ bên ngoài tòa thêu hương được làm hai
tầng tám mái đao cong. Trên các đầu đao cong vút là linh vật Xi Vẫn cùng họa tiết hoa chanh được đắp cẩn thận,
mềm mại, thể hiện ý chí, mong muốn của người xưa về sự trường tồn của công trình đồng thời làm giảm đi sự nặng nề
của mái.
"Xi Vẫn
đảo miên phương kính lãnh
Tháp quang song
trĩ ngọc tiêm hàn"
(Hình xi vẫn
ngủ ngược trên gương nước lạnh
Đôi bóng tháp
thon vút như ngón tay ngọc giá băng)
Ở giữa bờ nóc
đắp một mặt trời lửa, hai đầu bờ nóc đắp hai con rồng được làm biến thể kiểu rồng MaKaRa ngậm bờ nóc và chầu vào
mặt trời - một biểu tượng mà chỉ thấy ở đền thờ vua quan thời phong kiến.
Ngoài các cấu
kiện giằng co trên kiến trúc thì phần chịu lực chủ yếu của di tích là hai bộ vì nằm trên mặt phẳng của bốn chân
cột. Hai bộ vì này được làm theo thức Ván mê và được cách điệu giống một con hổ phù đang gồng mình đỡ thượng
lương và vươn hai chi ra đỡ hệ thống hoành của mái thượng – đây là kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thời Nguyễn
thế kỷ XIX-XX. Điều này hoàn toàn trùng khớp với niên đại xây dựng được ghi trên thượng lương “Hoàng triều Bảo
đại thập tứ niên... đại tạo”. phần kết nối giữa hai vòm mái là một hệ thống các con tiện quanh cả bốn mặt mái.
dưới chân chạm khắc kiểu “Hồi văn chữ vạn”
Toàn bộ hệ
thống kết cấu này được đỡ bởi bốn cột trốn theo thế giằng co. Đỡ các cột trốn là hệ thống các xà lòng, đầu dưới
cột trốn là các bông hoa sen kiểu mãn khai. Các đấu kê của toàn thêu hương được biến thể thành các con lân đội.
Tất cả có bốn đôi lân được tạo tác rất tỉ mỷ, sắp xếp theo tư thế chầu vào giữa. Về mặt tâm linh thì nó có ý
nghĩa kiểm soát linh khí của khách hành hương mặt khác còn thể hiện sự tôn kính và ngưỡng vọng của con cháu đối
với người khởi sinh dòng tộc.
Ngoài ý nghĩa
về mặt kiến trúc tòa thêu hương còn để lại ý nghĩa tâm linh to lớn. Rất nhiều học giả nghiên cứu về kiến trúc và
tâm linh cho rằng: Kiến trúc này là sự hòa quyện của triết lý Phật học và yếu tố dịch học-nho giáo. Cả tòa thêu
hương (phương đình) tượng trưng cho thái cực – mái trên nhẹ là dương, mái dưới to, nặng là âm; bốn phía mái là tứ
tượng; tám mái là bát quái... đúng như trong kinh dịch viết:
Vô Cực sinh
Thái Cực
Thái Cực sinh
Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh
Tứ tượng
Tứ Tượng sinh
Bát Quái
Bát Quái biến
hóa ra vô cùng tạo lên sự viên mãn đem tới hạnh phúc vĩnh cửu cho con người và dòng họ.
d. Hậu
đường:
Hậu đường gồm:
ba gian, hai dĩ nhỏ, hai mái chảy và thuộc dạng kiến trúc nội tự ngoại khách (phần hè của di tích được làm rất
rộng với mục đích để tiếp khách còn bên trong dùng để thờ tự). Nhìn từ bên ngoài bờ nóc, bờ chảy làm theo kiểu bờ
đinh, chính giữa bờ nóc đắp đôi rồng lá chầu vào một bầu rượu (bầu rượu, túi thơ xưa nay thường gắn với các triết
lý Nho giáo, với những biểu tượng về văn chương. Điều này dễ hiểu bởi nhân vật được thờ là một Tuần phủ, một Nha
thọ úy, giám sát nhị sứ và là mộtVăn thọ nam.
Bên trong tòa
hậu đường, hệ thống khung bộ vì đỡ mái được làm bằng gỗ theo hai kiểu thức khác nhau. Hai bộ vì gian giữa theo
thức Thượng trồng rường con nhị, hạ tiền rường nách, hậu kẻ truyền, bẩy, trên mặt bằng bốn hàng chân cột gỗ. Nối
hai đầu cột cái là câu đầu, trên lưng câu đầu đội hai con rường. Rường trên cùng đội thượng lương qua một đấu
hình thuyền. Con rường sát câu đầu bị cắt làm đôi để tạo sự thông thoáng cho kiến trúc. Lối kiến trúc này người
xưa vẫn gọi là trồng rường con nhị, các đầu rường vươn ra đỡ các hoành thượng. Kẻ chuyền đầu trên ăn mộng vào cột
cái, đầu còn lại ăn mộng vào cột quân. Phía trên kẻ chuyền đỡ các hoành trũng qua một ván dong. Từ cột quân là
một bẩy vươn ra ngoài đỡ tàu mái. Riêng mái trước của hậu đường vì cần diện tích rộng (ngoại khách) do vậy người
xưa đã không làm kẻ chuyền như mái hậu mà đã làm hệ thống rường nách. Tất cả rường nách một đầu ăn mộng vào cột
cái, đầu kia vươn ra đỡ hoành mái và tì lực lên xà nách. Xà nách một đầu ghép mộng vào thân cột đầu còn lại ghép
mộng vào đầu cột quân.
Tương tự như
vậy hai bộ vì hồi cũng được thiết kế theo lối kiến trúc Thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền, bẩy.
Hệ thống cửa:
Cửa của hậu đường là cửa bức bàn bằng gỗ. Cửa thiết kế thấp nhưng ngưỡng cửa lại cao để khi vào lễ bái tổ tiên
người hành lễ phải dũ bỏ những ô uế ở bên ngoài cho tâm can được trong sạch.
Về hoa văn
trang trí: chủ yếu là mây cụm, lá lật ở các đầu con rường, câu đầu. Một số đề tài khác như tứ linh, tứ quý...
cũng được tạo tác rất công phu trên những họa tiết trang trí.
Phía trong Hậu
đường có xây một bệ gạch kiểu tam cấp dùng để bài trí đồ thờ cúng.
Bia thờ bên
trong Hậu đường: Bia thờ viết bằng chữ hán ghi lại công trạng của danh nhân Phùng Đình Nghĩa và được gắn cố định
vào tường.
e. Tả mạc, và
hữu mạc:
Tả mạc và hữu
mạc là hai tòa nhà được bố trí bên phải và bên trái thêu hương. Cả hai đều được xây dựng ba gian hai mái chảy,
tường hồi bít đốc. Các bộ vì được làm thống nhất theo thức thượng giá chiêng chồng rường con nhị, hạ kẻ bẩy trốn
hàng cột cái. Cách thức kết cấu trên kiến trúc cũng được tạo tác giống như ở hậu đường.
II. CÁC HIỆN VẬT CÓ TRONG DI TÍCH
1. Di vật
đá.
Hiện nay tại
khu di tích đền thờ Họ Phùng còn lưu lại 04 tấm bia đá lớn.
- Bia đá gắn ở
mặt tiền tường nhà Hậu đường, nội dung bia viết bằng chữ hán có kích thước 95cm x 50cm, chán bia cao 40cm, diềm
4cm, nội dung trong bia có ghi niên đại nhà Nguyễn “Hoàng triều Bảo Đại thập tứ niên-năm Bảo Đại thứ
14”.
- Bia đá gắn ở
tường tòa Hữu mạc, nội dung bia viết bằng chữ hán có kích thước 95cm x 55cm có tên “Chư tôn hữu ký” có cùng niên
đại với bia đá thứ nhất.
- Bia đá gắn ở
tường tòa Tả mạc có kích thước 95cm x 57cm cũng có niên đại nhà Nguyễn “Hoàng triều Thành Thái thập nhị niên-năm
Thành Thái thứ 12”
- Cuối cùng là
một bia thờ có tên “Chiêm giả khởi kính”. Kích thước 90cm x 55 cm, chán bia cao 13cm, diềm bia rộng 5cm niên đại
“Hoàng triều Thành Thái thập nhị niên-năm Thành Thái thứ 12”
2. Di vật
gỗ.
Tại đây chúng
ta thấy được rất nhiều hiện vật bằng gỗ quý còn được lưu giữ:
- Một mâm thờ
có kích thước: cao 47cm rộng 56 cm, sơn son thiếp vàng kiểu chân quỳ dạ cá, đục trạm trang trí hoa vă tỉ mỉ, công
phu có niên đại thời Nguyễn.
- Một khám thờ
cao 100cm, rộng 50 dùng để thờ bà Nguyễn Quý Thị - phu nhân của cụ Phùng Đình Nghĩa. Căn cứ vào hoa văn, họa tiết
trang trí trên khám thờ này thì niên đại thuộc thời Khải Định.
Cùng với những
di vật trên còn có những di vật khác như: 01 giá sơn son thiếp vàng cao 48cm rộng 46cm; 01 bộ chấp kích ũng được
sơn son thiếp vàng rất đẹp, đặc biệt tại đây còn có 06 đôi cấu đối rất hay viết bằng chữ hán.
Các đôi câu đối
lần lượt có nội dung:
Đôi câu đối thứ
nhất:
“Vĩnh thụ tuấn
thanh tiền súy xứ khai cơ hậu mai đình tiếp vũ
Nhật tăng hồng
phúc hoành sơn thạch bất ma bùi giang lưu ích viễn”
Đôi câu đối thứ
hai:
“Cổ tiên lai tứ
phẩm Lê triều bốc cư ngô thổ
Thiền kế diễn
thiên niên Phùng thị minh tự từ đường”
Đôi câu đối thứ
ba:
“Tuy Động giang
lưu súy xứ ân
Sao sơn thạch
ký Lê triều sắc”
Đôi câu đối thứ
Tư :
“Nhất bản truy
tư tối đại huân danh vinh súy phủ
Ngũ tri kế phát
hữu dư phúc khánh tụy Phùng môn”
Đôi câu đối thứ
năm:
“Trạch cập
thiên thu bùi nhuận thuye
Đường lưu vạn
tự sáo cao phong”
Đôi câu đối thứ
sáu:
“Tộc vọng
trường lưu thiên túy phả
Đức càn sơ phát
ngũ chi hoa”
Trong đền thờ
còn hai bức hoành phi trạm trổ công phu, sơn son thiếp vàng có nội dung: “Đồng tôn kính” và “Nguyên hữu chi
thủy”
Ngoài những
hiện vật đã nêu thì di tích đền thờ họ Phùng để lại một kho tàng đồ sộ những hiện vật bằng gỗ, đá có giá trị
khác. Ngoài giá trị văn hóa tiêu biểu đây còn là nơi lắng đọng lịch sử, kiến trúc và chứa đựng cả các tài năng
văn hóa, nghệ thuật một thời.
* CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh nhân quê hương Hà Tây;
2. Chương Mỹ xưa và nay;
3. Lịch triều hiến chương loại chí;
4. Đại Nam nhất thống chí - NXBKHXH;
5. Việt sử thông giám cương mục - NXB sử học Hà Nội 1960;
6. Cuốn Thừa sao nguyên phả - 1860 của cụ Phùng Đình Tỉnh hậu duệ đời thứ VIII của khởi tổ Phùng Đình Nghĩa và các tư liệu hán nôm khác có trong khu di tích.
Tác giả bài viết: Bảo Lâm st
Nguồn tin: www.hophungvietnam.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 9
Hôm nay : 1610
Tháng hiện tại
: 50331
Tổng lượt
truy cập : 6614677