Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954. Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" (7/5/1954 - 7/5/2014), trang Web hophungvietnam. com.vn xin giới thiệu bài viết của nhà văn Phùng Văn Khai về người anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu và chùm ảnh hoạt động của ông.
Từ ngày 28-2 đến ngày 20-3-1969, bác sĩ Phùng Văn Cung dẫn đầu Đoàn đại biểu quân dân miền Nam ra thăm miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chuyến thăm của Đoàn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào và chiến sĩ miền Bắc về tấm gương những trí thức, những anh hùng và dũng sĩ miền Nam trong cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù. Bài viết này cố gắng tái hiện bức tranh toàn cảnh về chuyến thăm miền Bắc của Đoàn do bác sĩ Phùng Văn Cung dẫn đầu và phân tích ý nghĩa chuyến thăm, đồng thời qua đó tìm hiểu chân dung một trí thức lớn thông qua những nội dung cốt lõi là những bài nói, bài phát biểu của bác sĩ Phùng Văn Cung, góp phần tìm hiểu rõ hơn tư tưởng yêu nước, cách mạng cũng như đạo đức, tác phong của ông.
Ông Phùng Văn Cung một trí thức yêu nước nổi tiếng ở ba cương vị khác nhau: một bác sĩ tận tâm phục vụ bệnh nhân và hết lòng giúp đỡ cán bộ kháng chiến ở nội thành, một vị Phó chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tiêu biểu cho tinh thần đại đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một sứ giả xứng đáng theo nguyện vọng của nhân dân Miền Nam, được cử làm Trưởng đoàn đại biểu ra thăm Miền Bắc ruột thịt, cám ơn cán bộ chiến sĩ và đồng bào miền Bắc hết lòng giúp đỡ cho cuộc kháng chiến đầy sinh tử của nhân dân miền Nam. Ông Phùng Văn Cung đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một sứ giả đầy trọng trách có tiếng vang cả nước.
Bác sĩ Phùng Văn Cung là một trí thức nổi tiếng ở của nước ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông sinh ngày 15-5-1909 tại xã Tân An, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân. Được cha mẹ chú ý việc học tập, Phùng Văn Cung học rất giỏi và đỗ đạt cao. Ông đã sớm ý thức được những tủi nhục của người dân thuộc địa, ông hiểu được nỗi thống khổ của người dân mất nước vì vậy ông đã chọn học ngành Y tại Đại học Y Hà Nội, với mong muốn làm bác sĩ trị bệnh cho dân chứ không muốn làm quan chức cho chính quyền thuộc địa. Năm 1937, sau khi tốt nghiệp đại học y khoa, ông hành nghề bác sĩ tại Phnôm Pênh. Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ông trở về quê vợ ở Sa Đéc mở phòng mạch chữa trị bệnh, giúp đỡ dân nghèo. Ở bất cứ nơi nào có phòng mạch của ông, bệnh nhân đến khám đều rất đông, phần vì ông giỏi nghề, song, quan trọng hơn là ông thương yêu bệnh nhân như những người thân và tận tâm với nghề, đặc biệt là với đồng bào nghèo, nhiều khi ông khám và chữa bệnh miễn phí. Vì vậy, đồng bào, bệnh nhân của ông và đồng nghệp rất mực tin yêu và quý mến ông.
Ngân Vịnh tên thật là Phùng Ngân Vịnh, sinh năm 1942 tại Thạch Đà, Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện ở Đà Nẵng. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ngân Vịnh vào bộ đội năm 1963, là lính Sư đoàn 2 Quân giải phóng Khu 5, chiến đấu ở chiến trường quân khu V. Từ 2/1964 làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung bộ. Nhà thơ đã tham gia trận đánh Ba Gia - Vạn Tường nổi tiếng năm 1965. Năm 1984, ông về nghỉ hưu với cấp bậc đại úy. Ngân Vịnh đã đạt giải nhì cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 1984 (bài Tự khúc), giải nhì cuộc thi thơ báo Phụ nữ 1994. Trang Web họ Phùng Việt Nam giới thiệu nhà thơ Phùng Ngân Vịnh. Khi anh Vịnh đọc được bài giới thiệu này hãy liên hệ với nhà văn Phùng Văn Khai (0904513053) để giúp việc dòng họ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đang truy cập : 21
Hôm nay : 1117
Tháng hiện tại
: 57849
Tổng lượt
truy cập : 6622195